Mặc đồ lót ẩm khi trời lạnh
Năm 1994, một nhóm nhà khoa học người Na Uy tiến hành nghiên cứu bằng cách cho 4 người mặc quần dài ẩm bó sát chân, 4 người khác mặc quần lót khô, ngồi trong buồng thử nghiệm lạnh 10 độ C trong 60 phút.
8 người này được kiểm tra nhiệt độ da, nhiệt độ trực tràng, cân nặng mỗi phút. Cứ sau 10 phút, mức độ thoải mái, run rẩy, lượng mồ hôi đổ ra lại được đánh giá một lần. Sau thử nghiệm, các nhà khoa học kết luận những người mặc quần dài ẩm thấy lạnh, khó chịu hơn những người mặc quần lót khô.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ergonomics năm 1994.
Uống rượu lái xe
40 người tham gia nghiên cứu này đều sử dụng ôtô mô hình. Nghiên cứu được tiến hành 4 lần. Trong hai lần đầu, 40 người hoàn toàn tỉnh táo, lần đầu một tay lái xe một tay nghe điện thoại, lần sau chuyển qua sử dụng tai nghe Bluetooth để trò chuyện. Lần ba, nhóm người lái xe trong trạng thái say nhẹ, không nghe điện thoại. Lần 4, nhóm người lái xe tỉnh táo, không nghe điện thoại.
Sau 4 lần thử nghiệm, các nhà khoa học kết luận vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại dễ gây tai nạn hơn khi lái xe trong khi say hoặc tỉnh táo. Trên thực tế, những người nghe điện thoại khi lái xe có nguy cơ gây tai nạn cao hơn 5 lần người điều khiển giao thông say nhẹ hoặc tỉnh táo.
Nghiên cứu được công bố năm 2006 trên tạp chí Human Factors.
T
ự
đ
ể
ong đ
ố
t mình
Để tìm ra bộ phận đau nhất trên cơ thể khi bị ong đốt, giáo sư côn trùng học Michael Smith, Mỹ, đã tình nguyện để ong Apis Mellifera (một loại ong châu Âu) đốt người mình từ đầu đến chân trong suốt 38 ngày, bao gồm má, đầu ngón tay, lưng, bụng, bắp chân, nách...
Người ta biết mũi, môi, dương vật là 3 bộ phận cơ thể đau nhất khi bị ong chích nhờ thí nghiệm "tự cho ong đốt" của giáo sư Micheal Smith. Ản
h:
Live Science
Sau khi bị đốt, Smith phát hiện lỗ mũi, môi trên, dương vật theo thứ tự là 3 bộ phận đau đớn nhất khi bị ong chích. Khu vực ít đau nhất là hộp sọ, đầu ngón chân giữa, vai. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Peer J, năm 2014.
Ng
ồ
i trong phòng đ
ầ
y khói thu
ố
c lá
Một nhóm gồm 6 người ngồi trong căn phòng ngập khói thuốc lá trong 5 giờ để xác định lượng nicotine bám lên quần áo và da. Nồng độ nicotine tạo ra trong phòng có mức độ phơi nhiễm tương đương lượng nicotine trong một quán rượu tại Anh.
Trong thí nghiệm, 2 người mặc quần áo sạch, 4 người cởi trần chỉ mặc quần short, cả 6 người đều không hút thuốc. Sau đó, 4 người cởi trần ngay lập tức đi tắm. Những bộ trang phục được giữ nguyên, không đem giặt. Một tuần sau, nhóm nghiên cứu lặp lại thí nghiệm đã làm, mặc tiếp những bộ quần áo bám nicotine từ lần thí nghiệm trước.
Kết quả cho thấy với những người không hút thuốc, nicotine có thể thấm qua da, đi vào cơ thể với một lượng ngang bằng khi hít phải khói thuốc qua đường hô hấp. Phải mất vài ngày, lượng nicotine này mới biến mất.
Tài liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Indoor Air năm 2017.
U
ố
ng máu c
ủ
a chính mình
Trong một nghiên cứu công bố tháng 8/2018 trong tạp chí United European Gastroenterology, các nhà khoa học đã cho một nhóm người uống máu của chính mình để tìm ra cách tốt hơn theo dõi triệu chứng bệnh viêm ruột.
Sau mỗi lần uống, nhóm nghiên cứu đo mức calprotectin trong phân bệnh nhân. Lượng calprotectin trong phân cao giúp các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm ruột hay không.
Lê Hằng
(Theo
Live Science
)
Saturday, September 28, 2019
5 thí nghiệm lạ trong lịch sử y khoa
12:49 AM